Bà Phạm Thị Hồng Hải - Giám đốc Sở GD&DDT chủ trì hội nghị tổng kết năm 2022 - 2023 của cấp Giáo dục Trung học
Báo cáo của Sở GD&ĐT cho biết, hiện nay, giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí cấp THCS chưa được tổ chức bồi dưỡng nên đa số việc giảng dạy các môn tích hợp đều phải bố trí giáo viên dạy theo đơn môn. Giáo viên thực hiện dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đa số chưa được đào tạo, bồi dưỡng nên hiệu quả triển khai dạy học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong các trường phổ thông hiệu quả chưa cao.
Ở công tác phát triển mạng lưới trường, lớp học trong năm 2023, do điều kiện kinh tế - xã hội của nhiều địa phương còn không ít khó khăn; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học mặc dù đã được tập trung đầu tư nhưng vẫn còn thiếu và chưa đạt chuẩn so với quy định. Thêm vào đó, công tác nhập liệu về phổ cập giáo dục - xóa mù chữ (PCGD-XMC) ở một số địa phương còn gặp khó khăn do hệ thống quản lý dữ liệu PCGD-XMC của Bộ GD&ĐT chưa thông suốt. Một số người dân ở các khu vực dân cư do nhận thức còn hạn chế nên vẫn còn thiếu quan tâm đến việc học tập của con em.
Theo ông Nguyễn Quốc Túy - Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Lâm Đồng), hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đã đáp ứng đủ cho việc thực hiện dạy học Chương trình GDPT 2018, trừ các môn Mỹ thuật, Âm nhạc cấp THPT. Đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng để dạy học cho tất cả các bậc học, như: THCS có 4.675 giáo viên/2.542 lớp; THPT có 2.655 giáo viên/1.205 lớp. Tỷ lệ giáo viên/lớp: THCS 1,86; THPT 2,20.
Hội thảo có sự tham gia đầy đủ của đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục cấp trung học
Thành công nhất của giáo dục trung học trong năm 2022 - 2023, chính là việc triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục vùng khó, vùng dân tộc. Đánh giá thực chất giáo dục phổ thông, thực hiện tích hợp một số nội dung trong giảng dạy, hướng dẫn dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng; chú trọng phụ đạo cho học sinh yếu kém.
Công tác nghiên cứu khoa học trong học sinh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với sản xuất kinh doanh được Sở GD&ĐT quan tâm đúng mức và đạt được những kết quả nhất định.
Tăng cường đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục; thực hiện kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học; tăng cường sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng, tiếp tục thực hiện sổ điểm điện tử.
Chất lượng giáo dục trung học có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn ở giáo dục trung học được nâng cao. Việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được tích cực thực hiện; thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh có bước chuyển biến.
Theo Sở GD&ĐT thì hiện nay khó khăn lớn nhất đối với giáo dục trung học vẫn là việc triển khai tập huấn đại trà cho giáo viên chưa được đồng bộ do việc tuyển dụng mới và thuyên chuyển giáo viên, cán bộ quản lý, phân bổ kinh phí còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường học được tăng cường nhưng nhìn chung chưa đồng bộ và chưa đáp ứng việc tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học và cho việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày.
LINH ĐAN (Báo LĐ)
Tác giả: admin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Được thành lập từ năm 2012, Trường THPT Phan Đình Phùng, huyện Đam Rông là một trong những ngôi trường có tuổi đời trẻ nhất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đóng chân trên địa bàn vùng sâu vùng xa, đa số con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn. Với 10 năm, một khoảng thời gian ngắn...