bacho
LỄ KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024

LỄ KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024

Thực hiện Công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm học 2023 - 2024. Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ra sức thi đua chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và 49 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Xem tiếp...

NGƯỜI LÁI TÀU ĐƯA HỌC SINH ĐẠT GIẢI CAO TRONG CUỘC THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TỈNH LÂM ĐỒNG

Thứ sáu - 12/01/2024 23:30
NGƯỜI LÁI TÀU ĐƯA HỌC SINH ĐẠT GIẢI CAO TRONG CUỘC THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TỈNH LÂM ĐỒNG
 
Thưa quý vị và các bạn! Trồng dâu nuôi tằm đang là nghề mang lại thu nhập đáng kể cho người dân tại huyện Đam Rông. Tuy nhiên, nghề này được ví như “nghề ăn cơm đứng” vất vả và đầy lam lũ. Hiểu được điều đó, thầy và trò trường THPT Phan Đình Phùng, xã Đạ R’sal, huyện Đam Rông đã sáng chế ra 1 thiết bị có thể giảm bớt được nỗi cơ cực của bà con. Đặc biệt, sáng chế này đã đạt giải nhất cuộc thi nghiên cứu Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh. Sau đây là phóng sự của phóng viên Ánh Mai về “Người lái tàu đưa học sinh đạt giải cao trong cuộc thi nghiên cứu Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Lâm Đồng”, mời quý vị và các bạn cùng quan tâm theo dõi!

BGH nhà trường luôn đồng hành chúc mừng các em
Ngày 10/1, Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức bế mạc và trao giải Cuộc thi nghiên cứu Khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Lâm Đồng lần thứ XVI, năm học 2023 - 2024. Kết quả Ban Giám khảo đã chọn và trao 6 giải nhất, 8 giải nhì, 21 giải ba và 38 giải tư. Trong đó, Trường THPT Phan Đình Phùng huyện Đam Rông đã xuất sắc giành giải nhất với dự án “Ứng dụng AI, IoT và trợ lý ảo ChatGPT vào mô hình nuôi tằm của bà con nông dân”.
Chứng kiến mẹ phải thức khuya, dậy sớm đến cơm cũng chẳng kịp ăn, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe. Thương mẹ, thương những người nuôi tằm 2 em học sinh Lê Hà Thanh Phong và Lê Hoàng Trường Giang cùng học lớp 10A1 tại trường THPT Phan Đình Phùng đã có ý tưởng phải làm một điều gì đó giúp mẹ và bà con giảm bớt cực nhọc vì cây dâu, con tằm.
PV Thanh Phong:“Do nhà em mẹ em thức khuya, dậy sớm. Mỗi lần tằm ăn rỗi mẹ phải thức đến 2 giờ sáng làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Không thể nào tiếp tục như thế được, bọn em mới có ý tưởng thực hiện dự án này”.
Ngay từ khi nghe 2 cậu học trò nhỏ trình bày ý tưởng, thầy giáo Phan Hữu Sỹ, giáo viên chuyên Toán - Tin tại trường đã ủng hộ và hướng dẫn các em thực hiện. Thầy Sỹ bất ngờ vì sự hiểu chuyện của học trò, chợt nhìn thấy hình ảnh của bản thân trong đó. Sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học Đà Lạt, bôn ba với đủ thứ nghề. Cuối cùng theo nguyện vọng của gia đình và đam mê cống hiến cho một nơi đang cần mình. Năm 2013, thầy khăn gói từ Sài Gòn đến Đam Rông dẫn dắt bao lớp học trò đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Với kinh nghiệm hướng dẫn học sinh đạt các giải nhất, nhì, ba khoa học kỹ thuật cấp tỉnh tham gia cuộc thi Coolest tại Malaysia có giấy khen của ban tổ chức, thầy Phan Hữu Sỹ đã trở thành người lái tàu vững chắc để dẫn dắt Thanh Phong và Trường Giang chinh phục giải thưởng cao nhất trong cuộc thi KHKT cấp tỉnh vừa qua. Thầy Sỹ đánh giá đây là một đề tài khả thi, có thể thực hiện được, chi phí rẻ, dễ vận hành phù hợp với mọi người dân.
PV Thầy Phan Hữu Sỹ: “Đây là dự án của học sinh, nó có tính năng kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm của nhà tằm, nếu nhiệt độ thay đổi không phù hợp với con tằm thiết bị sẽ gửi cảnh báo tới điện thoại. Đồng thời thông qua màn hình điện thoại có thể quan sát được lịch sử nhiệt độ, độ ẩm. Có thể kích hoạt bằng điện thoại để bật tắt một thiết bị nào đó từ xa, điều khiển thiết bị bằng giọng nói, bằng hình ảnh. Kết hợp với trợ lý ảo ChatGPT nó giống như một kỹ sư nông nghiệp hỗ trợ người nông dân có thể bổ trợ về mặt kiến thức về khoa học công nghệ mà nhiều người dân chưa được tiếp cận, nó sẽ là cánh tay đắc lực cho bà con nông dân về mặt kỹ thuật”
Để làm được dự án là cả một quá trình, đầu tiên học sinh phải có kiến thức để lập trình, thứ hai là khả năng kết nối kiến thức với nhau, thứ 3 là thực hành đến khi nào vận hành được máy. Thầy và trò đã gặp rất nhiều khó khăn điển hình như việc mua trang thiết bị, việc kết nối học hỏi với các trường gần trung tâm thành phố, thất bại nhiều lần trong vận hành máy…. Để khắc phục được những khó khăn đó, nhóm nghiên cứu phải kiên trì, báo cáo tiến độ hàng ngày; có những lúc nản chí và muốn bỏ cuộc nhưng thầy Sỹ luôn nhắc nhở học trò nhớ về lý do khi bắt đầu thực hiện đề tài, buộc phải đeo bám nó đến cùng vì đó là đặc thù của công tác nghiên cứu khoa học. Các em phải làm được để giải quyết vấn đề thực tế cho ba mẹ và bà con nông dân, phải có trách nhiệm với cộng đồng đang gặp phải.
Sau 5 tháng tìm tòi, nghiên cứu nhóm 2 học sinh đã sáng chế ra thiết bị Ứng dụng AI, IoT và trợ lý ảo ChatGPT vào mô hình nuôi tằm của bà con nông dân. Không phụ kỳ vọng của thầy trò, sản phẩm liên tiếp vượt qua vòng loại cấp trường và đạt giải nhất tại cấp tỉnh. Qua sự góp ý của Ban giám khảo nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu và tiếp tục cải tiến những thiếu sót, tăng tính năng, giảm điểm yếu để các em đi thi đấu ở các đấu trường lớn hơn trong thời gian tới.
Khi nhắc về đứa con tinh thần, Thanh Phong và Trường Giang không khỏi tự hào vì được Ban giám khảo đánh giá là sản phẩm không chỉ để đi thi mà còn có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống, dùng kiến thức đơn giản để giải quyết vấn đề nan giải cho người nông dân.
 
Bà Phạm Thị Hồng Hải - GĐ Sở GD&ĐT Tỉnh Lâm Đồng tặng giấy khen cho các em học sinh đạt giải nhất

PV Trường Giang :“Sản phẩm của chúng em vẫn còn nhiều cái thiếu sót để chúng em cố gắng khắc phục nó để sau này có thể đem ra phục vụ cho bà con nông dân của mình. Em hi vọng sản phẩm khi đem ra ứng dụng được tiếp nhận rộng rãi đáp ứng được nhu cầu nuôi tằm của bà con, sản phẩm không chỉ để đi thi mà còn hướng tới nhu cầu thực tiễn.”
Ngay khi đạt giải nhất, cả thầy và trò đều vỡ òa trong cảm xúc vui mừng, hạnh phúc nhưng không vì thế mà ngủ quên trong chiến thắng. Thanh Phong và Trường Giang sẽ tiếp tục chiến đấu để chinh phục những đấu trường lớn hơn, làm bước đệm cho ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin tương lai.
Ngoài giải nhất này, 2 em vừa thi đoạt chứng chỉ tin học văn phòng chuẩn quốc tế MOS./.
Ánh Mai
























 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về nhà trường

Được thành lập từ năm 2012, Trường THPT Phan Đình Phùng, huyện Đam Rông là một trong những ngôi trường có tuổi đời trẻ nhất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đóng chân trên địa bàn vùng sâu vùng xa, đa số con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn. Với 10 năm, một khoảng thời gian ngắn...














THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay230
  • Tháng hiện tại1,850
  • Tổng lượt truy cập137,908
trai
phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi